Làng nghề trà truyền thống Quyết Thắng, Tức Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên
Đặc sản trà Phú Lương Thái Nguyên

Từ xa xưa, chè Thái Nguyên đã nổi danh được nhiều người biết đến và trở thành thức uống quen thuộc trong mỗi gia đình. Trong sách “Đại Nam nhất thống chí” vào thời vua Tự Đức (1848 – 1883) các sử gia triều Nguyễn ghi chép Thái Nguyên là một trong các tỉnh có cây chè. Phần thổ sản của Thái Nguyên trong sách Đại Nam nhất thống chí có ghi chép, Chè Nam: Sản ở huyện Phú Lương... vị ngon hơn chè các nơi khác.

Ở phía Đông của huyện Phú Lương là làng nghề chè Quyết Thắng thuộc xã Tức Tranh có truyền thống trồng cây chè từ lâu đời. Nơi đây có những đồi chè bạt ngàn, uốn lượn quanh co như những dải lụa xanh ẩn hiện trong gió sương trải dài như vô tận. Được thiên nhiên ưu ái luồng khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, cây chè hứng những giọt sương trong vắt với tới “tuyết mây gió ngàn”, cộng thêm thổ nhưỡng phù hợp và nguồn nước khe suối tự nhiên đã bồi đắp cho lá chè có độ dày, màu xanh đậm, ngọn chè bóng mượt cho ra vị trà đậm đà hơn những vùng khác. Năm 2012, thôn Quyết Thắng được công nhận làng nghề sản xuất chè tiêu biểu.

/upload/images/19e4b7a59b9e4fc0168f.jpg  

Thừa hưởng và phát huy những giá trị truyền thống, Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp sản xuất chế biến chè an toàn Bắc Thái Trà được thành lập, cùng bà con nông dân trong làng nghề chè Quyết Thắng “chịu thương chịu khó” đẩy mạnh phát triển cây chè theo hướng hữu cơ, trồng và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap cho ra các dòng trà thượng hạng trong đó đặc biệt kể đến dòng Trà Đinh (Đinh Bắc Thái, Đinh Bắc Thái cao cấp, Đinh Thượng Hạng và Đinh Thượng hạng cao cấp). Những nghệ nhân trà dành cả tâm huyết của mình vào từng công đoạn như: thu hái, làm héo, diệt men, vò và sao khô cùng việc ứng dụng kỹ thuật sao sấy truyền thống đảm bảo giữ được hương vị thuần khiết của trà. Đó là sự hội tụ đủ “ngũ quý” của trà ngon: “Sắc - Khí - Hương - Vị - Thần” ở vùng đất chè Tức Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên.

/upload/images/12121212.jpg

Nhấp chén trà, ngắm từng cánh trà săn gọn hòa quyện cùng dòng nước tinh khiết, màu xanh ánh vàng tự nhiên cùng hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng lan tỏa, vị trà như đưa người thưởng thức đi qua từng cung bậc cảm xúc. Đối với trà thì vị chính là linh hồn của trà. Vị trà tiền chát dịu dễ uống và hậu ngọt rất sâu, có vị bùi và béo đọng lại cổ họng sau khi uống tạo cảm giác sảng khoái, dễ chịu khi thưởng thức. Chính vì vậy, những người sành trà khi tìm đến các dòng Trà Đinh của Hợp tác xã Bắc Thái Trà đều được chinh phục bởi hương vị thơm ngon, đặc trưng và để lại cảm giác lưu luyến về hương vị thiên nhiên của núi rừng Đông Bắc!

Bắc Thái Trà đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Quyết định số 77569/QĐ-SHTT

/upload/images/vietgab-2014.2025-no2.jpg

THÔNG TIN SẢN PHẨM:

Thương hiệu: Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Sản xuất Chế biến chè An toàn Bắc Thái Trà

Xuất xứ: Tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam

Hạn sử dụng: 6 tháng kể từ ngày sản xuất

Quy cách đóng gói: 10g, 100g, 200g

Gửi từ Thái Nguyên

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN:

  1. Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng trắng và ánh nắng
  2. Dùng liền sau khi xé bịch trà
  3. Bảo quản trà trong lọ đựng trà chuyên dụng như lọ gốm, sứ…có nắp đậy kín
  4. Hương vị trà sẽ ngon nhất trong vòng 1 tháng đầu tiên kể từ khi xé bịch trà.

MỘT VÀI LƯU Ý KHI PHA TRÀ:

Bí quyết để pha trà ngon nằm trong 3 yếu tố: Nhiệt độ nước, lượng trà và thời gian hãm, dưới đây là một vài điểm lưu ý quan trọng khi pha trà mà Bắc Thái Trà xin gửi tới quý vị:

  1. Nước: “Sơn thủy thượng, giang thủy trung, tỉnh thủy hạ" (Nước suối núi hạng nhất, nhì đến nước sông, ba đến nước giếng khơi), sử dụng nước đã được lọc.

Nhiệt độ nước pha trà trong khoảng 80°C - 85°C

  1. Lượng trà ít nhiều tuỳ từng loại và tùy vào sở thích về độ đậm đặc khi thưởng thức. Thông thường lượng trà cho vào ấm là khoảng 1/5 đến 1/2 thể tích ấm trà.
  2. Hãm trà trong khoảng 1 - 2 phút tuỳ loại trà.